Tại các trường đại học ở vùng Kansai, khi sinh viên đại học giới thiệu bản thân mình thường sẽ dùng thuật ngữ ○回生 (đọc: kaisei, nghĩa: sinh viên năm ○) thay vì ○年生 (đọc: nensei, nghĩa: sinh viên năm ○) mà chúng ta thường hay nghe thấy.
Tại sao sinh viên đại học ở Kansai lại sử dụng thuật ngữ ○回生 này?
Cùng tìm hiểu với Mirairis Việt Nam nhé!
Bí ẩn của ○回生
Khi phỏng vấn các bạn sinh viên tại Kyoto, câu trả lời thường thấy là:
- 「1回生です」
- 「2回生です」
Hầu như tất cả đều trả lời là 回生. Tuy nhiên khi vào một trường đại học ở Tokyo, mọi người xung quanh đều sẽ dùng từ ○年生. Một sinh viên năm thứ nhất đến từ Shizuoka nói rằng bản thân chỉ sử dụng nó theo quán tính. Một sinh viên năm thứ 4 đến từ Aichi thì tưởng mọi người ở vùng Kansai đã 回生 kể từ khi họ còn học trung học. Ngay cả trong cuốn tiểu thuyết đoạt giải Naoki năm nay là 八月の御所グラウンド do Makime Manabu viết lấy bối cảnh ở Kyoto thì các thành ngữ 4回生 (sinh viên năm 4) và 5回生(sinh viên năm thứ 5) cũng xuất hiện.
Khi nghiên cứu về nguồn gốc của từ này, người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ Đại học Kyoto. Giáo sư Nishiyama Shin – người chuyên về lịch sử giáo dục đại học – nói rằng có một tài liệu tên là “Ibun Kaishi”, đây là một tạp chí do sinh viên xuất bản năm 1902, trong văn bản có đề cập đến 2回生 (sinh viên năm 2). Trong số tất cả các tài liệu ông đã xem thì đây là ví dụ lâu đời nhất về việc sử dụng 回生. Do đó theo giáo sư thì 回生 có lẽ bắt nguồn từ cách tiến hành giáo dục khi Đại học Kyoto được thành lập. Cách gọi này có thể đã được sử dụng trong thời Minh Trị khi Đại học Kyoto thiết lập chính sách giáo dục khác với Đại học Tokyo.
Tại Đại học Hoàng gia Tokyo, các môn học được xác định hàng năm nhằm đào tạo những quan chức sẽ đóng vai trò trung tâm của quốc gia. Vì lý do này nên sinh viên có một ý thức mạnh mẽ về “năm học”, và người ta nói rằng học sinh được gọi là 1年生 (học sinh năm 1) và 2年 (生học sinh năm 2). Mặt khác, Đại học Hoàng gia Kyoto, nơi coi trọng quyền tự chủ của sinh viên thì đã áp dụng hệ thống môn học cho phép sinh viên tốt nghiệp nếu họ đạt được tín chỉ ở một số môn học nhất định khi đăng ký. Vì vậy, số năm tuyển sinh được thể hiện bằng “số lần” hơn là bằng cấp bậc.
Trong trường hợp của Đại học Kyoto, họ đã giảm đáng kể số lượng môn học bắt buộc để cho sinh viên tự do lựa chọn và đưa ra một hệ thống giáo dục về cơ bản không đặt biệt về điểm số. Do đó mà từ 回生 bắt đầu được sử dụng.
Sự lan rộng của 回生
Giáo sư Aritsune Yamazaki tại Đại học Ritsumeikan là người chuyên về lịch sử Nhật Bản hiện đại, ông xác nhận giả thuyết rằng Đại học Kyoto là nguồn gốc của 回生, nhưng Đại học Ritsumeikan cũng đóng một vai trò lớn trong việc tạo ra từ 回生. Theo giáo sư Yamazaki, điều này liên quan đến triết lý của Đại học Ritsumeikan khi thành lập.
Ritsumeikan được thành lập vào năm 1903 với tên gọi Trường Yoshii Kyoto. Người ta nói rằng nó được thành lập như một trường học ban đêm để nhiều thanh niên, không chỉ một số ít người ưu tú, có thể được học cao hơn trong khi làm việc. Tuy nhiên, khi mới thành lập, trường không thể tuyển được giáo sư cho riêng mình nên giảng viên đều là giáo sư được cử đến từ Đại học Kyoto. Theo Lịch sử 100 năm Ritsumeikan, trong số 305 sinh viên đăng ký học năm đầu tiên thì chỉ có 57 người, tức chưa đến 20% là tốt nghiệp. Người ta nói rằng có một số sinh viên học lại nhiều lần trong năm. Khi một số sinh viên học lại năm đầu tiên 2 hoặc 3 lần, có vẻ như nhận thức của họ về “năm” đã dần giảm sút. Vậy nên có thể coi hệ thống được gọi là 回生 là rất phù hợp với những sinh viên học lại nhiều lần. Giáo sư Yamazaki tin rằng do hệ thống giáo dục theo phong cách Ritsumeikan này được áp dụng bởi các trường đại học khác ở khu vực Kansai được thành lập sau đó nên thuật ngữ ○回生 đã được hình thành.
Khi một số trường đại học ở vùng Chugoku và Shikoku sử dụng 回生 thì các tỉnh lân cận Kansai như Mie, Gifu và Fukui lại không sử dụng nó. Có giả thuyết cho rằng nó được thành lập do các giáo sư từ Đại học Kyoto chuyển đến các trường đại học ở nhiều vùng khác nhau ở phía Tây Nhật Bản.